Đầu tư từ thiện hướng tới COVID-19 cũng đã tăng lên đáng kể, đặc biệt là để hỗ trợ các nỗ lực nghiên cứu quốc tế. Mặc dù rất khó để tổng hợp những nguồn lực được phân bổ bởi nhiều nhà tài trợ khác nhau nhằm hỗ trợ nghiên cứu liên quan đến COVID-19, những một phân tích sơ bộ về các sáng kiến tài trợ nghiên cứu lớn trên toàn thế giới cho thấy rằng hơn 7 tỷ USD các nguồn lực mới hoặc được chuyển hướng đã được cấp trong 9 tháng đầu tiên của năm 2020.
Hơn 5 tỷ USD được công bố cho các chương trình tài trợ nghiên cứu công do cơ quan và tổ chức tài trợ nghiên cứu công trong các nước hỗ trợ. Khoảng 300 triệu USD cho khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (không bao gồm Trung Quốc), hơn 850 triệu USD cho Châu Âu và hơn 3,5 tỷ USD cho Bắc Mỹ. Những số liệu này không bao gồm những nguồn lực nội bộ đã được chuyển hướng tới COVID-19 qua các tổ chức thực hiện nghiên cứu.
Khoảng 2 tỷ USD (kết hợp giữa công và tư) đã được cam kết và chủ yếu thông qua Liên minh đổi mới Sẵn sàng cho Dịch bệnh (CEPI) và Liên minh Toàn cầu về Vắc-xin và Tiêm chủng (GAVI) cho các nỗ lực nghiên cứu quốc tế tập trung vào phát triển của vắc-xin COVID-19.
Ít nhất 550 triệu USD đã được các quỹ từ thiện phân bổ cho nghiên cứu COVID-19 bên cạnh những cam kết của họ đối với một số sáng kiến hợp tác quốc tế lớn.
Những nguồn lực do ngành công nghiệp cam kết khó xác định hơn, nhưng hơn 1 tỷ USD đã được các công ty tư nhân phân bổ cho sáng kiến nghiên cứu công tư. Nguồn lực nghiên cứu nội bộ do doanh nghiệp đầu tư vào chẩn đoán, điều trị và nghiên cứu vắc-xin có thể lớn hơn nhiều.
Các quốc gia đã cam kết tài trợ cho nghiên cứu và tìm kiếm phương pháp giải quyết tại một số cuộc họp liên chính phủ cấp cao dành cho việc gây quỹ. Nhìn chung, việc phân bổ lại kinh phí từ ngân sách hiện có trong thời kỳ khủng hoảng thường là thách thức đối với các chính phủ và các tổ chức, vì những quy trình ngân sách thường liên quan đến việc xác nhận phức tạp và kéo dài; điều này đôi khi bị phá vỡ bằng cách “mở khóa” ngân sách bổ sung, nhưng “tính linh hoạt tài chính” rất không đồng nhất giữa các quốc gia.
Nhìn vào cấp độ các dự án nghiên cứu, hơn 2.000 dự án được tài trợ trên toàn thế giới (trừ Trung Quốc) đã được đăng ký vào giữa tháng 9 năm 2020 trong cơ sở dữ liệu trực tiếp về dự án nghiên cứu được tài trợ COVID-19 được duy trì bởi Tổ chức Hợp tác về nghiên cứu phát triển của Vương quốc Anh (UKCDR) và Hợp tác nghiên cứu Toàn cầu về chuẩn bị sẵn sàng cho bệnh truyền nhiễm (GloPID-R). Cơ sở dữ liệu cho thấy các tổ chức tài trợ công đã trao ít nhất 770 triệu USD cho những nhóm nghiên cứu vào thời điểm đó. Tổng quan về dự án nghiên cứu, được lập bản đồ dựa trên ưu tiên được xác định trong Lộ trình Nghiên cứu Toàn cầu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phối hợp cho thấy sự đa dạng các nghiên cứu đang được hỗ trợ.
Không dễ để phân biệt chính xác, ở cấp độ tổng hợp hoặc cấp độ dự án, giữa nguồn tài trợ hoàn toàn mới và nguồn lực đơn giản đã được phân bổ lại. Hơn nữa, tình hình dường như rất cụ thể theo từng quốc gia. Tại Hoa Kỳ, khoảng 40% (tức 75 triệu USD) nguồn lực của Quỹ Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (NSF) được phân bổ cho COVID-19 tính đến cuối tháng 10 năm 2020 (190 triệu USD) đến từ các quỹ bổ sung do Quốc hội Hoa Kỳ cung cấp. Ở Pháp, tỷ lệ các nguồn lực mới do Bộ Nghiên cứu cung cấp có lẽ còn cao hơn. Ngược lại, những nguồn lực chủ yếu được tái sử dụng bởi các cơ quan tài trợ nghiên cứu của Đức và Na Uy, Deutsche Forschungsgemeinschaft (DFG) và Norges forskningsråd, ít nhất là trong nửa đầu năm 2020.
Kinh phí nghiên cứu về COVID-19 ở nửa đầu năm 2020 từ khởi động nhiều chương trình tài trợ khẩn cấp mới. Nhưng tình hình đã dần chuyển đổi theo hướng tích hợp những kêu gọi nghiên cứu liên quan đến COVID-19 vào các cơ chế tài trợ chính. Nhiều nhà tài trợ nghiên cứu hiện đã tích hợp những lời kêu gọi đề xuất nghiên cứu trong các lĩnh vực khác nhau có liên quan đến COVID-19 trong hoạt động bình thường của họ. Liệu việc tích hợp nghiên cứu COVID-19 vào các dòng tài trợ chính này có ảnh hưởng đến những lĩnh vực khác hay không và nếu có thì ở mức độ nào vẫn chưa rõ ràng. Các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực y sinh đã cảnh báo rằng việc tài trợ và kêu gọi một số đề xuất trong lĩnh vực không liên quan đến COVID-19 của họ có thể bị cắt giảm nghiêm trọng, vì khả năng giảm nguồn tài trợ tổng thể (ví dụ: từ các tổ chức từ thiện y tế, vốn đã giảm đáng kể quyên góp) và mức độ ưu tiên mới của nghiên cứu liên quan đến COVID-19. Cũng có những lo ngại về tác động tiềm tàng của phản ứng nhanh đối với tính công bằng, đa dạng và hòa nhập trong hệ thống tài trợ nghiên cứu.
P.A.T (NASATI), theo Science, Technology and Innovation Outlook 2021: Times of Crisis and Opportunity, OECD
Link nội dung: https://vsta.org.vn/cac-nguon-luc-duoc-tap-trung-vao-nghien-cuu-ve-covid-19-21875.html