Trên thế giới, tại các nước có nền công nghiệp khai thác than phát triển như Nhật Bản, Trung Quốc, Nga, Ba Lan.... công nghệ khai thác than giếng đứng đã được áp dụng từ rất lâu.... Từ năm 1934, người háp đã sử dụng giếng đứng khai thác than tại mỏ than Mông Dương (Việt Nam). Tại Trung Quốc, nước hiện có sản lượng khai thác than cao nhất thế giới, công nghệ khai thác than giếng đứng bắt đầu phát triển từ năm 1949. Cùng với sự phát triển của cách mạng công nghiệp hóa ở nước này, ngành khai thác than cùng với công nghiệp chế tạo thiết bị phụ trợ không ngừng phát triển với quy mô ngày càng lớn, mức độ chuyên nghiệp hóa ngày càng cao.
Tại Trung Quốc, việc thiết kế chế tạo thiết bị phục vụ ngành mỏ nói chung, thiết bị sử dụng cho công nghệ vận tải giếng đứng nói riêng từ lâu đã được tiêu chuẩn, chuyên môn hóa với quy mô rất lớn, chủng loại phong phú, không những đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu sang các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong vận tải giếng đứng, thùng cũi dùng để vận chuyển người, vật liệu, than được sử dụng rất phổ biến. Trong thùng cũi vận chuyển giếng đứng, không thể thiếu bộ phận dẫn hướng. Nó có tác dụng đảm bảo chuyển động ổn định của thùng cũi luôn đi dọc theo thanh dẫn hướng cố định với thành giếng, giảm ma sát, giảm va đập giữa thùng cũi và thành giếng, đảm bảo cho chuyển động của thùng cũi được ổn định. Trong quá trình hoạt động của thùng cũi, đây cũng là bộ phận cần kiểm tra thay thế thường xuyên. Tại Trung Quốc, do nhu cầu thay thế cực lớn nên có rất nhiều nhà máy sản xuất chế tạo bánh xe thay thế với quy mô rất lớn. Xung quanh vấn đề chế tạo thùng cũi và chi tiết bánh xe, gần đây Trung Quốc đã có những công trình, tài liệu liên quan đến việc nghiên cứu theo hướng cải tiến hợp lý hóa cơ cấu của thùng cũi, nâng cao tuổi thọ của bánh xe dẫn hướng...
Để có thể làm chủ thiết kế, làm chủ quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm để có thể chủ động việc chế tạo sản phẩm trong nước, thay thế nhập khẩu, góp phần giảm chi phí, tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước, nhóm nghiên cứu do TS. Đàm Hải Nam, Viện Cơ khí Năng lượng và Mỏ - Vinacomin đứng đầu đã thực hiện đề tài: "Nghiên cứu thiết kế, chế tạo bộ bánh xe dẫn hướng cho thùng cũi tời trục giếng đứng trong mỏ than hầm lò".
Sau 1 năm thực hiện đề tài, nhóm đề tài đã thu được các kết quả như sau:
- Khảo sát, thu thập số liệu, phân tích đánh giá nguyên nhân hỏng hóc và tình hình cung cấp thay thế trong và ngoài nước, công tác sửa chữa, thay thế các cụm dẫn hướng thùng cũi tời trục mỏ;
- Tính toán, thiết kế cụm bánh xe dẫn hướng thùng cũi tời trục giếng đứng mỏ than hầm lò;
- Xây dựng quy trình trình công nghệ chế tạo sản phẩm;
- Chế tạo cụm bánh xe dẫn hướng thùng cũi tời trục giếng đứng mỏ than hầm lò, l p ráp sản phẩm;
- Thử nghiệm, đánh giá chất lượng sản phẩm;
- Về thử nghiệm công nghiệp: do điều kiện khách quan hiện nay đề tài chưa thể đưa vào mỏ để thử nghiệm. Thay vào đó, nhóm đề tài đã lập đề cương thử nghiệm và đã tiến hành thử nghiệm mặt bằng với điều kiện thử nghiệm đáp ứng được các thông số đã đăng ký trong thuyết minh đề tài.
Thông số Bộ bánh xe dẫn hướng thùng cũi BX-35 cụ thể như sau:
+ Đường kính bánh xe: 350mm
+ Chiều dày bánh xe: 100mm
+ Khả năng chịu lực tối đa theo phương ngang: 24kN
+ Hành trình hoãn xung: 12,65 mm
+ Đề tài đã từng bước hoàn thành mục tiêu đề ra với các nội dung nghiên cứu như sau:
Nhóm đề tài kính đề nghị các chuyên gia góp thêm để có thể hoàn thiện hơn về nội dung và sản phẩm.
Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 16685/2019) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
P.T.T (NASATI)
Link nội dung: https://vsta.org.vn/nghien-cuu-thiet-ke-che-tao-bo-banh-xe-dan-huong-thung-cui-toi-truc-gieng-dung-trong-mo-than-ham-lo-21879.html