Ảnh minh họa
Những thách thức được liệt kê gồm có sản xuất có thể kiểm soát ở quy mô nguyên tử, tác động của sản xuất robot hóa đối với mô hình sản xuất trong tương lai, kiểm soát chính xác hình học và hiệu suất trong sản xuất bồi đắp chùm năng lượng cao, tạo ra vật chất và vật liệu mới dựa trên các nguyên tố và cấu trúc bất kỳ và hiện thực hóa các kỹ năng giống như con người trong các hoạt động của robot.
Các cơ chế và tác động của quá trình tiến hóa không gian-thời gian của chất mang năng lượng trong quá trình sản xuất trường ánh sáng cực mạnh, sản xuất quy mô chéo không đồng nhất, sản xuất có giá trị gia tăng cao dựa trên hiệu suất, hiệu suất cao trong sản xuất laser đa quy mô và hệ thống robot sản xuất tương lai cũng là những vấn đề cần giải quyết trong sản xuất hàng cao cấp.Đây là danh sách những thách thức được hai ông Ding Han và Luo Jianbin - hai viện sĩ của Viện Khoa họcTrung Quốc (CAS), đồng thời là chủ tọa hội thảo, cùng với các học giả đến từ Trung Quốc, Đức, Nga, Vương quốc Anh, Tây Ban Nha, Canada, Nhật Bản, Singapore và các nước khác đưa ra.
Theo ông Ding, khoa học sản xuất là động lực của ngành sản xuất hàng hóa cao cấp và chỉ bằng cách đào sâu nghiên cứu cơ bản thì ngành sản xuất hàng cao cấp mới có thể phát triển bền vững.
Hội nghị Yanqi Lake lần thứ 5 diễn ra tại Bắc Kinh từ ngày 25 - 27/6 tại nhằm tạo điều kiện trao đổi học thuật liên ngành và quốc tế, đồng thời cung cấp hỗ trợ khoa học và tư vấn chiến lược cho đổi mới liên ngành trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ quan trọng.
Link nội dung: https://vsta.org.vn/10-thach-thuc-khoa-hoc-va-cong-nghe-trong-linh-vuc-san-xuat-hang-cao-cap-23329.html