Máy học tiết lộ mạng lưới não liên quan đến sự hung hăng của trẻ em

Các rối loạn tâm thần ở trẻ em, chẳng hạn như rối loạn chống đối và rối loạn tăng động/giảm chú ý (ADHD), có thể là biểu hiện của sự tức giận và gây hấn về thể chất. Hiểu rõ hơn về nguyên nhân thúc đẩy các triệu chứng này có thể giúp đưa ra các chiến lược điều trị. Những nhà nghiên cứu ở Trung tâm Nghiên cứu Trẻ em Yale - Hoa Kỳ hiện đã sử dụng phương pháp tiếp cận dựa trên máy học để phát hiện ra những gián đoạn kết nối não bộ ở những đứa trẻ có biểu hiện hung hăng.

Trong khi nghiên cứu trước đây tập trung vào các vùng não cụ thể, thì ở nghiên cứu mới này lại xác định mô hình kết nối thần kinh trên toàn bộ não có liên quan đến hành vi hung hăng ở trẻ em. Được gọi là “connectome”.

Connectome là Hệ thống kết nối là một bản đồ toàn diện về các kết nối thần kinh trong não và có thể được coi là "sơ đồ dây" của nó. Hệ thống thần kinh của một sinh vật được tạo thành từ các tế bào thần kinh giao tiếp thông qua các khớp thần kinh.

Phó giáo sư Denis Sukhodolsky tại Trung tâm Nghiên cứu Trẻ em Yale cho biết: "Hành vi gây hấn ác ý có thể dẫn đến tổn hại cho bản thân hoặc người khác. Hành vi thách thức này là một trong những lý do chính để giới thiệu đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em. Mô hình dựa trên kết nối Connectome đưa ra đánh giá mới về mạng lưới não liên quan đến hành vi hung hăng”.

Trong quá trình thực hiện, các nhà khoa học đã thu thập dữ liệu fMRI (chụp cộng hưởng từ chức năng) và trẻ em thực hiện nhiệm vụ nhận biết cảm xúc trên khuôn mặt, khi đó chúng quan sát thấy những khuôn mặt biểu hiện bình tĩnh hoặc sợ hãi. Nhóm nghiên cứu cho biết, nhìn thấy những khuôn mặt biểu lộ cảm xúc có thể thu hút các trạng thái não liên quan đến việc hình thành và điều tiết cảm xúc, cả hai đều có liên quan đến hành vi hung hăng. Sau đó họ áp dụng các phân tích học máy để xác định những kết nối thần kinh giúp phân biệt trẻ em có và không có lịch sử hành vi hung hăng.

Họ phát hiện ra rằng mô hình ở mạng lưới não liên quan đến các quá trình xã hội và cảm xúc; chẳng hạn như cảm thấy thất vọng với bài tập về nhà hoặc hiểu lý do tại sao một người bạn lại buồn-dự đoán hành vi hung hăng. Để xác nhận những phát hiện này, các nhà nghiên cứu sau đó đã kiểm tra chúng trong một tập dữ liệu riêng biệt và nhận thấy rằng các mạng não giống nhau đã dự đoán sự hung hãn. Đặc biệt, kết nối bất thường với vỏ não trước trán - một vùng quan trọng liên quan đến việc điều chỉnh cảm xúc và các chức năng nhận thức cao hơn như sự chú ý và ra quyết định - nổi lên như một yếu tố dự báo nhất quán về sự hung hăng khi được kiểm tra ở các nhóm trẻ có hành vi hung hăng và rối loạn như như lo lắng, ADHD và tự kỷ. Những kết nối thần kinh này với vỏ não bên trước trán có thể đại diện cho một dấu hiệu của sự hung hăng thường gặp trong một số chứng rối loạn tâm thần thời thơ ấu.

Nhà khoc học Karim Ibrahim, tại Trung tâm Nghiên cứu Trẻ em Yale cho biết: “Nghiên cứu này cho thấy rằng sự mạnh mẽ của mạng lưới não quy mô lớn và sự kết nối của chúng với vỏ não trước trán là một dấu hiệu thần kinh của sự hung hăng có thể được tận dụng trong các nghiên cứu lâm sàng. Hệ thống kết nối chức năng của con người mô tả khả năng kết nối rộng lớn của não bộ. Hiểu biết về mạng lưới kết nối nằm ở biên giới của khoa học thần kinh bởi vì nó có thể cung cấp cho chúng ta thông tin có giá trị để phát triển các dấu ấn sinh học não của các rối loạn tâm thần”.

Sukhodolsky nói thêm, "Mô hình hung hăng kết nối này cũng có thể giúp chúng tôi phát triển những can thiệp lâm sàng có thể cải thiện sự phối hợp giữa các mạng não và trung tâm này như vỏ não trước trán. Những biện pháp can thiệp như vậy có thể bao gồm dạy những kỹ năng điều tiết cảm xúc cần thiết để điều chỉnh các cảm xúc tiêu cực như thất vọng và tức giận”.

Đ.T.V (NASATI), theo https://medicalxpress.com/news/2021-10-machine-reveals-brain-networks-involved.html, 26/10/2021

ĐĂNG KÝ HỘI VIÊN