Thành tựu
Tiến sĩ Việt phát triển chân sinh học cho người tàn tật
Chân sinh học do nhóm nghiên cứu của TS Trần Minh (28 tuổi) phát triển chỉ nặng 3 kg, giúp bệnh nhân bị cụt chi đi lại thoải mái như bình thường.
Sử dụng khí CO2 để ức chế nấm mốc sinh độc tố gây ung thư trong bảo quản lúa
Với mục tiêu thay thế các chất bảo quản hóa học trong việc bảo quản lúa gạo, nhóm nghiên cứu thuộc Khoa Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Công Thương TP Hồ Chí Minh đã tìm ra một giải pháp an toàn và hiệu quả cao, đó là sử dụng khí CO2 để ức chế nấm mốc sinh độc tố trong bảo quản lúa gạo. Giải pháp của nhóm nghiên cứu đã góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ các chất bảo quản hóa học và nâng cao chất lượng thực phẩm.
Nghiên cứu các giải pháp khoa học và công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng và phát triển sản xuất nhãn bền vững tại Sơn La và một số tỉnh phía Bắc
Nhãn là cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao ở các tỉnh phía Bắc, tuy nhiên, sản xuất nhãn ở các tỉnh phía Bắc hiện đang còn một số tồn tại chủ yếu như diện tích nhãn đang được trồng ở các tỉnh phía Bắc hầu hết là được nhân giống bằng hạt, do vậy các giống nhãn trồng rất đa dạng về khả năng sinh trưởng, về năng suất và chất lượng quả; cơ cấu các giống nhãn trồng trong sản xuất chưa phong phú, hầu hết các giống nhãn đang được trồng chủ yếu là các giống nhãn chín chính vụ, do vậy thời gian cho thu hoạch nhãn ngắn, gây áp lực cho việc tiêu thụ sản phẩm; ở tất cả các tỉnh trồng nhãn tập trung, tỷ lệ số hộ nông dân nắm vững kiến thức, có khả năng tiếp cận và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới trong canh tác rất thấp. Hiện tượng ra quả không ổn định, nhiều cây không ra hoa xảy ra ở tất cả các tỉnh trồng nhãn tập trung và các biện pháp kỹ thuật tác động ở giai đoạn cận thu hoạch và sau thu hoạch để giảm tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch, cải thiện mẫu mã quả chưa có nhiều kết quả nghiên cứu được đưa vào áp dụng trong sản xuất cũng việc tiếp cận với biện pháp kỹ thuật quản lý, phòng trừ các đối tượng sâu bệnh gây hại theo hướng tạo sản phẩm an toàn, bền vững chưa được phổ biến ở hầu hết các tỉnh trồng nhãn ở phía Bắc.
Bình Phước: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh
Ngày 28/7, tỉnh Bình Phước tổ chức hội thảo thúc đẩy chuyển đổi số năm 2023. Đây là một trong những giải pháp nâng cao nhận thức toàn xã hội trong chuyển đổi số; tìm giải pháp nâng cao chuyển đổi số để người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã sớm được tiếp cận nền tảng số.
Triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ thiết thực, ứng dụng cho chính địa phương
Các địa phương cần tăng cường đầu tư nâng cao tiềm lực cho khoa học công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo, trong đó chú trọng đến phát triển và thu hút nguồn nhân lực KHCN, triển khai các nhiệm vụ KHCN thiết thực, phục vụ đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp ở chính địa phương.
Yêu cầu đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia
Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư 06/2023/TT-BKHCN quy định trình tự, thủ tục xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước.
Sản xuất thành công muối ít natri từ mai mực
Hiện nay, người Việt Nam đang tiêu thụ lượng muối cao gấp đôi so với khuyến nghị của Bộ Y tế. Tiêu thụ muối nhiều sẽ dẫn đến tiêu thụ nhiều natri. Đây là nguyên nhân làm tăng nguy cơ các bệnh liên quan đến tim mạch như cao huyết áp, đột quỵ. Nhằm “tìm kiếm” loại muối ít natri (muối có vị mặn nhưng hàm lượng natri thấp), nhóm nghiên cứu thuộc Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TP Hồ Chí Minh đã nghiên cứu sản xuất thành công muối ít natri từ mai mực. Sản phẩm có độ mặn tương đương với muối ăn thông thường nhưng hàm lượng natri ít hơn 1/3.
Sản xuất bao bì thân thiện môi trường từ nhựa phế thải
Thông qua việc thực hiện dự án “Hoàn thiện quy trình công nghệ và xây dựng dây chuyền sản xuất một số sản phẩm bao bì chất dẻo thân thiện môi trường, có khả năng phân hủy sinh học”, các nhà khoa học thuộc Viện Hóa học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã sản xuất thành công sản phẩm bao bì từ nhựa phế thải thân thiện với môi trường. Đặc biệt, nhóm nghiên cứu thực hiện dự án đã áp dụng các công nghệ tiên tiến để đảm bảo sản phẩm bao bì dai, chịu nhiệt tới 100oC, song thời gian tự phân hủy chỉ từ 18-24 tháng.
Máy tách sợi chuối - Đánh thức tiềm năng một loài cây quen thuộc
Chiếc máy tách sợi của tác giả Bùi Khánh Dũng (công ty Musa Pacta) đã biến những thân cây chuối bị chặt bỏ sau thu hoạch - vốn được coi là chất thải gây ô nhiễm môi trường, trở thành nguyên liệu đầu vào cho các sản phẩm giá trị cao
Sponge-MBR kết hợp ozone hóa loại bỏ kháng sinh trong nước thải y tế
Công nghệ Sponge-MBR do PGS.TS Bùi Xuân Thành, TS. Võ Thị Kim Quyên và các cộng sự tại trường Đại học Bách khoa (ĐHQG-TP.HCM) đề xuất có khả năng lọc nước thải y tế hiệu quả, góp phần giảm thiểu lượng kháng sinh tồn dư có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng.
Hệ thống sàng rửa cát nhiễm mặn
Với khả năng biến cát nhiễm mặn thành cát sạch đủ tiêu chuẩn ứng dụng, vừa giúp tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng công trình, hệ thống sàng rửa cát nhiễm mặn của kỹ sư Võ Tấn Dũng là một trong những giải pháp cần thiết trong bối cảnh nguồn cát xây dựng đang dần cạn kiệt.
Máy thu hoạch rau bán tự động
Nhờ chiếc máy thu hoạch rau bán tự động của TS. Nguyễn Hữu Chúc (Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế), người nông dân có thể đi bộ thu hoạch thay vì khom lưng cắt rau trên những cánh đồng, mà năng suất vẫn tăng gấp 10-15 lần so với thu hoạch bằng tay.
Thiên ưu 8 thế hệ mới: Sạch sâu bệnh, cơm ngon miễn chê
[HẢI DƯƠNG] Cứng cây, chống đổ ngã và chống chịu sâu bệnh tốt, Thiên Ưu 8 thế hệ mới có vỏ trấu mỏng, lợi gạo, chất lượng gạo thơm ngon.
Giống lúa TBR97 - bông hậu mới nổi sinh tồn mạnh mẽ trên đất Tây Nguyên
Thử nghiệm thành công giống lúa TBR97 với tỷ lệ nảy mầm trên 90% cùng khả năng chống chọi sâu bệnh phi thường, giống lúa này của Tập đoàn ThaiBinh Seed đã mang lại tiềm năng kinh tế cho người dân vùng biên giới huyện Ea Súp (Đắk Lắk).