Trong những năm qua, Đảng và Chính phủ đang rất quyết tâm trong việc cải cách hành chính, thông qua hình thức ban hành các nghị quyết, quyết định liên quan đến cải cách hành chính nhà nước và tổ chức chỉ đạo thực hiện. Đẩy mạnh cải cách hành chính, giảm đầu mối, tinh giản biên chế, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, chuyên nghiệp, phục vụ nhân dân. Chuyển một số nhiệm vụ, dịch vụ hành chính công mà Nhà nước không nhất thiết phải thực hiện cho doanh nghiệp, các tổ chức xã hội đảm nhiệm. Đơn giản hóa các thủ tục hành chính theo hướng thuận tiện cho tổ chức, cá nhân. Đẩy mạnh các dịch vụ công trực tuyến của các bộ, ngành, địa phương. Xây dựng Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử, ứng dụng CNTT trong xử lý công việc của từng cơ quan hành chính nhà nước, giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau và trong giao dịch với tổ chức, cá nhân. Nâng cao chất lượng phục vụ và tính công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước thông qua đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, tổ chức; cung cấp các dịch vụ công cơ bản trực tuyến mức độ 4, đáp ứng nhu cầu thực tế, phục vụ cá nhân và tổ chức mọi lúc, mọi nơi, dựa trên nhiều phương tiện khác nhau. Ứng dụng CNTT để giảm thời gian, số lần trong một năm cá nhân, tổ chức phải đến trực tiếp cơ quan nhà nước thực hiện các TTHC.
Xuất phát từ thực tiễn đó, đề tài “Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tăng cường cung ứng dịch vụ hành chính công qua mạng bưu chính công cộng” do Cơ quan chủ trì Vụ Bưu Chính cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài Cử nhân Khổng Thị Hường thực hiện với mục tiêu đề xuất các giải pháp góp phần thực hiện mục tiêu cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và tính chuyên nghiệp của bộ máy hành chính; đưa ra những phương thức phục vụ đơn giản, công khai, minh bạch nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu cung cấp dịch vụ công cho tổ chức, cá nhân; thực hiện tốt chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng Chính phủ điện tử và kiện toàn, sắp xếp hệ thống tổ chức các cơ quan hành chính, tinh gọn bộ máy, tiết kiệm ngân sách. Một mặt góp phần sử dụng có hiệu quả mạng lưới bưu chính công cộng do nhà nước đầu tư.
Nhóm nghiên cứu đề tài thực hiện việc nghiên cứu bằng các phương pháp tổng hợp, phân tích lý thuyết kết hợp với thu thập số liệu từ kinh nghiệm thực tiễn của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ cũng như thực tế tổ chức cung ứng dịch vụ hành chính công từ đó có đề xuất, giải pháp cụ thể.
Đề đã được thực hiện nghiêm túc để đạt được kết quả nêu trong báo cáo. Với mục tiêu xây dựng đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường cung ứng dịch vụ hành chính công qua mạng bưu chính công cộng góp phần thực hiện mục tiêu cải cách hành chính nhà nước và sử dụng có hiệu quả mạng lưới bưu chính công cộng do nhà nước đầu tư, Nhóm nghiên cứu đề tài đã tổng hợp cơ sở lý luận về dịch vụ hành chính công, thực trạng cung ứng dịch vụ hành chính công tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông và nghiên cứu các nội dung thực trạng cung ứng dịch vụ hành chính công qua mạng bưu chính công cộng từ đó có cơ sở đề xuất các giải pháp phù hợp.
Đề tài đã thu được những kết quả như sau:
1. Cơ sở lý thuyết, tổng quan về hành chính công, dịch vụ công và dịch vụ hành chính công
2. Tổng hợp thực trạng cung ứng dịch vụ hành chính công tại địa phương và việc tham gia cung ứng dịch vụ hành chính công qua mạng bưu chính công cộng
3. Đề xuất các giải pháp, phương án tham gia cung ứng dịch vụ hành chính công qua mạng bưu chính công cộng
Sau kết quả nghiên cứu đề tài cho thấy, Tổng công Bưu điện Việt Nam là đơn vị có hạ tầng cơ sở vật chất và nhân lực ngoài khả năng đảm nhiệm cung ứng dịch vụ hành chính công qua mạng bưu chính công cộng như trong đề tài đề xuất cho thấy doanh nghiệp này vẫn còn nhiều tiềm năng đảm nhiệm các dịch vụ công mà nhà nước không nhất thiết không phải thực hiện để chuyển giao cho doanh nghiệp thực hiện. Ví dụ, như với việc xây dựng Đề án Ủy thác thu bảo hiểm xã hội của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì Tổng công ty Bưu điện Việt Nam có đầy đủ khả năng và các đáp ứng được các tiêu chí mà Đề án đưa ra. Việc nghiên cứu, đề xuất tăng cường cung ứng dịch vụ công trên mạng bưu chính 65 công cộng nhóm nghiên cứu đề xuất được triển khai tại đề tài tiếp theo trong thời gian tới.
Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 16975/2019) tại Cục Thông tin KHCNQG.
Đ.T.V (NASATI)