Ông Đỗ Mạnh Hào đang kiểm tra các thông số môi trường bể nuôi tôm
Trong dự án này, bên cạnh việc hoàn thiện và ứng dụng kết quả nhiệm vụ nghiên cứu khoa học trước vào thực tiễn, nhóm tác giả cũng đề xuất tích hợp sử dụng hệ thống quản lý, điều khiển thông minh để xử lý chất thải rắn nuôi tôm thẻ chân trắng đạt hiệu suất cao nhất, chất lượng tốt nhất.
Công nghệ RAS có ưu điểm vượt trội là nước nuôi ít thải ra ngoài mà được đưa qua hệ thống lọc và tái tuần hoàn vào bể nuôi nên ít phụ thuộc vào nguồn nước cấp, không gây ô nhiễm môi trường. Môi trường nuôi được kiểm soát một cách chủ động, hạn chế các sự cố trong quá trình nuôi, ít phải sử dụng nhiều hóa chất và các loại kháng sinh. Do đó sẽ cho ra sản phẩm sạch và không có dư lượng kháng sinh, năng suất ổn định.
TS. Trần Quang Tuấn - Chủ tịch hội đồng, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì hội nghị
Tại hội nghị tư vấn thuyết minh dự án tổ chức vào ngày 16/10 tại Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hải Phòng, các thành viên hội đồng đã đưa ra nhiều ý kiến giúp Ban chủ nhiệm nhiệm vụ hoàn thiện thuyết minh như: xem xét phát triển quy mô dự án; hoàn thiện quy trình nuôi; xây dựng sơ đồ khối thông minh để điều khiển theo chu kỳ hoặc theo thời gian thực; đánh giá cụ thể các chỉ tiêu, năng suất đạt được và nêu rõ đơn vị nhận chuyển giao công nghệ…
Dự án dự kiến sẽ được triển khai trong 2 năm từ 2021-2023.
Nguồn: Sở KH&CN thành phố Hải Phòng