Tin báo chí
Các cam kết từ EVFTA: Động lực đẩy nhanh chuyển đổi số cho Việt Nam
Việc thực thi các cam kết trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) được cho nền tảng để thúc đẩy nền kinh tế số tại Việt Nam, tạo động lực và khuyến khích thúc đẩy các doanh nghiệp và khu vực công tăng tốc chuyển đổi kỹ thuật số.
“Lực lượng sản xuất chất lượng cao chính là khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo”
Tại Hội nghị Thường trực Chính phủ với các Bộ trưởng, Trưởng ngành, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về chuyển đổi số ngày 19/7/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số khẳng định, trong bối cảnh hiện nay, lực lượng sản xuất chất lượng cao chính là khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) để mỗi quốc gia “bắt kịp, tiến cùng, vượt lên”.
Hội nghị được tổ chức dưới hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại đầu cầu Trụ sở Chính phủ với đầu cầu Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Hội nghị nghe báo cáo và thảo luận về các giải pháp để xây dựng Chính phủ số, xã hội số, công dân số, phục vụ phát triển kinh tế số, tháo gỡ những tồn tại, điểm nghẽn trong triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Toàn cảnh Hội nghị.
Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hiện nay, chúng ta xác định ưu tiên cho tăng trưởng, thông qua làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng) và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới (kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ, các ngành mới nổi như chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây…).
Nhiệm vụ quan trọng đặt ra là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, cơ cấu lại nền kinh tế, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu đã đề ra trong cả nhiệm kỳ, những nhiệm vụ này đều có quan hệ mật thiết với chuyển đổi số.
Theo Thủ tướng, trong bối cảnh hiện nay, lực lượng sản xuất chất lượng cao chính là KH,CN&ĐMST, trong đó có chuyển đổi số, ai nắm bắt được thì sẽ đi nhanh hơn, đột phá hơn, hiệu quả hơn. Chúng ta đã xác định phương châm “bắt kịp, tiến cùng và vượt lên” trong nhiều lĩnh vực mới nổi, công nghệ cao.
Thủ tướng khẳng định chuyển đổi số đã trở thành xu thế bắt buộc, không thể đảo ngược ở bình diện quốc tế, khu vực, quốc gia. Chuyển đổi số đã đến “từng ngõ, từng nhà, từng người”; kinh tế số thẩm thấu vào mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, làm thay đổi cơ bản, sâu sắc các hoạt động kinh tế - xã hội. Thủ tướng cũng nhấn mạnh, thực tiễn thời gian qua cho thấy bài học kinh nghiệm rất quan trọng là việc chuyển đổi số nhanh, mạnh, hiệu quả có vai trò đặc biệt, mang tính quyết định của người đứng đầu ở các bộ, ngành, địa phương.
Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương thống nhất tư duy, phương pháp luận, cách tiếp cận để cùng hành động, nâng cao nhận thức, xác định mục tiêu, quan điểm, các nhiệm vụ, giải pháp đúng, trúng, khả thi, tổ chức thực hiện hiệu quả, tiết kiệm thời gian, chi phí nhưng đạt hiệu quả cao nhất, thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình chuyển đổi số quốc gia, xây dựng Chính phủ số, xã hội số, công dân số, phát triển kinh tế số.
Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi số toàn dân, toàn diện với sự tham gia của cả hệ thống chính trị, người dân, doanh nghiệp, sự hợp tác, hỗ trợ của bạn bè, đối tác quốc tế, chú trọng xây dựng hạ tầng số, hoàn thiện thể chế số, đào tạo nhân lực số để “bắt kịp, tiến cùng và vượt lên” trong thế giới đầy biến động hiện nay.
Thứ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Hoàng Giang tham dự Hội nghị.
Báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông (cơ quan thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số) cho biết, theo đánh giá của thế giới, tốc độ tăng trưởng kinh tế số của Việt Nam tăng dần qua các năm. Nếu năm 2020, Việt Nam chỉ đứng thứ 6 trong khu vực ASEAN về tốc độ tăng trưởng kinh tế số, đến năm 2021 đứng thứ 3 và hai năm tiếp theo 2022, 2023 đứng vị trí thứ 1. Báo cáo về chỉ số sẵn sàng trí tuệ nhân tạo (AI) năm 2022 xếp Việt Nam hạng 55 toàn cầu, trong khi Singapore xếp thứ 2, Malaysia 29, Thái Lan 31. Về xếp hạng an toàn, an ninh mạng toàn cầu, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 25/194 quốc gia, vùng lãnh thổ được xếp hạng. Theo đánh giá của Việt Nam, chỉ số chuyển đổi số quốc gia tăng đều qua các năm, đến năm 2022 đạt 0,71 điểm; các chỉ số thành phần về Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao từ 45-55%...
Thứ trưởng Trần Hồng Thái thăm, làm việc tại một số tổ chức, doanh nghiệp KH&CN tỉnh Bình Định
Ngày 20/7/2024, Đoàn công tác của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) do Thứ trưởng Trần Hồng Thái làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại một số doanh nghiệp, đơn vị có hoạt động KH&CN nổi bật của tỉnh Bình Định: Công ty Cổ phần Dược - Trang thiết bị y tế Bình Định (Bidiphar), Trường Đại học Quy Nhơn, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ, Trung tâm Khám phá khoa học và Đổi mới sáng tạo, Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE).
Giải bình chọn Sản phẩm ứng dụng Trí tuệ nhân tạo nhận hồ sơ đến hết 31/7
Nhằm tạo cơ hội cho các nhóm tác giả, doanh nghiệp tham gia Giải bình chọn Sản phẩm ứng dụng Trí tuệ nhân tạo 2024 (AI Awards 2024) Ban tổ chức gia hạn nhận hồ sơ đến hết ngày 31/7.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với yêu cầu tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nhận thức, tư duy về khoa học, công nghệ trong điều kiện mới
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đặc biệt quan tâm, chú trọng đến phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST). Dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư, văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã đề cập toàn diện, sâu sắc vai trò của KH,CN&ĐMST thể hiện xuyên suốt trong các mục tiêu phát triển đất nước của Đảng. KH,CN&ĐMST là công cụ then chốt trong phát triển bền vững; đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, giải quyết các thách thức trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội.
Công nghệ và thiết kế gắn với phát triển bền vững
Ngày 15/07/2024, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh đã phối hợp cùng với các trường đại học đến từ Australia, Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản, Italia… đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế về công nghệ và thiết kế lần 2 (RTD 2024).
Thúc đẩy các nghiên cứu khoa học công nghệ đến gần với thực tiễn sản xuất
Hợp tác nghiên cứu, chuyển giao sản phẩm khoa học và công nghệ vào thực tiễn sản xuất, mang lại giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, hợp tác xã, bà con nông dân luôn là mục tiêu xuyên suốt của ngành nông nghiệp trong nhiều năm qua. Mặc dù vậy, vấn đề làm thế nào để thúc đẩy các nghiên cứu khoa học gắn với thực tiễn sản xuất vẫn là niềm trăn trở của các chuyên gia ngành nông nghiệp.
Nâng cao năng suất lao động bằng khoa học - công nghệ
Tại diễn đàn Nâng cao năng suất lao động quốc gia năm 2024 do Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức mới đây, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tiếp tục kiến nghị Chính phủ xây dựng lộ trình giảm thời gian làm việc của doanh nghiệp (DN) từ 48 giờ/tuần xuống 44 giờ/tuần và tiến tới 40 giờ/tuần. Năng suất lao động (NSLĐ) của Việt Nam hiện nằm trong nhóm thấp so với các nước trong khu vực, trong khi số giờ làm việc lại thuộc nhóm cao.
Phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức KH&CN Việt Nam
Các hội ngành khoa học và kỹ thuật tích cực tham gia nhiều hơn nữa vào các hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, thể hiện rõ ý thức trách nhiệm đối với công tác tập hợp, đoàn kết và phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức KH&CN Việt Nam.
Những điểm nghẽn khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp
Thực tế, đóng góp của khoa học công nghệ (KHCN) vào sự phát triển nông nghiệp của nước ta hiện vẫn còn hạn chế, trong khi các nước phát triển có mức đóng góp lên tới trên 50% thì tại Việt Nam, con số này mới vào khoảng 30%.
Để Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 cần có sự chung tay của các Bộ, ngành
Tại Hội thảo xây dựng và hoàn thiện khung Chương trình khoa học và công nghệ (KH&CN) cấp quốc gia “Nghiên cứu KH&CN phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng về 0 tại Việt Nam” (Chương trình KC Net Zero) diễn ra ngày 18/7/2024, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Hồng Thái nhấn mạnh, phát thải ròng bằng 0 gắn liền với phát triển đất nước bền vững, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và kinh tế số. Do đó, để đạt được mục tiêu cần sự tham gia của các Bộ, ngành.
Chương trình nghiên cứu cấp quốc gia hướng mục tiêu Net Zero
Các nghiên cứu cấp quốc gia phục vụ mục tiêu Net Zero sẽ khuyến khích công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn nhằm tối ưu quy trình sản xuất hướng tăng trưởng xanh, chuyển dịch năng lượng sạch hay ứng phó với biến đổi khí hậu.
Khoa học công nghệ đóng góp tỷ trọng cao trong tăng trưởng của Bình Định
Lãnh đạo tỉnh Bình Định cho biết địa phương chú trọng phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo giúp tỷ trọng đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng GRDP tăng theo các năm.
Hội thảo quốc tế khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo tại Trường ĐH Nha Trang
Ngày 15.7, Hội thảo quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo vì hạnh phúc bền vững (STISWB 2024) đã khai mạc tại Trường ĐH Nha Trang.