5 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu của Việt Nam sang Pakistan đạt 212.695.184 USD, tăng 59,3%. Tính riêng trong tháng 5/2021, xuất khẩu của Việt nam sang thị trường này đạt 46.554.793 triệu USD, tăng 90 % so với cùng kỳ năm trước.
Ở chiều ngược lại, nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường này 5 tháng đạt 66.125.674 USD, tăng 56,24% so với cùng kỳ. Tính riêng tháng 5/2021, đạt 13.484.596 triệu USD, tăng 104 % so với cùng kỳ năm trước.
Về thị tình hình thương mại, trong tháng 5/2021, sản xuất dệt may của thị trường này tăng 48,25 %, than và xăng dầu tăng 4,15 %, dược phẩm tăng 15,18 %, khoáng sản phi kim loại tăng 48,40 %, ô tô tăng 409,37 %, sắt thép tăng 39,74 %, điện tử tăng 283,09 %, giấy tăng 14,77 %, cơ khí tăng 88,39 %, sản phẩm cao su giảm 25,42 %, thực phẩm đồ uống và thuốc lá tăng 14,45 %, hóa chất tăng 28,94 %, phân bón tăng 13.27 %, đồ da tăng 64,77 %, sản phẩm gỗ tăng 126,52 %.
Ngành nông nghiệp Pakistan không bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, dự kiến tăng 2,5 % trong năm tài chính 2021. Một số sản phẩm nông nghiệp chính tăng trưởng tích cực 4,7 %. Trong đó, lúa mỳ đạt 27,3 triệu tấn, tăng 8,1%; lúa gạo đạt 8,4 triệu tấn, tăng 7,4%; ngô đạt 8,5 triệu tấn, tăng 13,6%; mía đạt 81,0 triệu tấn, tăng 22 %. Tuy nhiên sản lượng bông giảm 22,8 % so với cùng kỳ năm trước. Các loại đỗ đậu, các loại hạt có dầu và rau quả tăng 1,4 %; ngành chăn nuôi tăng 2,58 %. Khai thác lâm sản vẫn giữ nguyên ở mức 2,29 % và đánh bắt cá thì giữ nguyên ở mức 0,60 %.
Lũy kế từ tháng 7/2020 - 5/2021 xuất khẩu nông sản của Pakistan đạt 3,95 tỷ USD, giảm 2,36 % so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu gạo đạt 3,37 triệu tấn trị giá 1,85 tỷ USD, giảm 12,98 % về lượng và 8,32 % về trị giá; Xuất khẩu dệt may đạt 13,75 tỷ USD, tăng 18,85 %; Xuất khẩu dầu và than đạt 149 triệu USD, giảm 40,29 %; Xuất khẩu hàng công nghiệp đạt 3,09 tỷ USD, tăng 9,61 %; Xuất khẩu hóa chất và dược phẩm đạt 1,01 tỷ USD, tăng 7,84 %.
Ngược lại, nhập khẩu lương thực thực phẩm đạt 7,55 tỷ USD, tăng 53,98 %; Nhập khẩu máy móc đạt 8,86 tỷ USD, tăng 13,01 %; Nhập khẩu phương tiện vận tải đạt 2,62 tỷ USD, tăng 83,33 %; Nhập khẩu xăng dầu đạt 9,88 tỷ USD, tăng 0,76 %; Nhập khẩu dệt may đạt 3,51 tỷ USD, tăng 50,56 %; Nhập khẩu hóa chất đạt 8,19 tỷ USD, tăng 22,41 %; Nhập khẩu sắt thép kim loại mầu đạt 4,49 tỷ USD, tăng 20,46 %.
Pakistan đã công bố ngân sách năm 2021-2022 với tổng thu ngân sách dự kiến đạt 56,6 tỷ USD, tăng 8,2 % so với năm 2020-2021. Tổng chi ngân sách dự kiến đạt 79,9 tỷ USD. Thâm hụt ngân sách dự kiến đạt 23,3 tỷ USD, tăng 9,6 %. Chính phủ Pakistan tăng đầu tư công 40 % nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 4,8 %. Ngân sách trợ cấp kinh tế-xã hội tăng 226 %.
Chính phủ Pakistan quyết định tăng mức lương tối thiểu từ 17.500 PKR/tháng lên 20.000 PPR/tháng (133 USD/tháng). Lương hưu cũng được tăng 10 %. Công chức được trợ cấp khó khăn bất thường bằng 10 % lương.
Bộ Tài Chính Pakistan công bố tài liệu tổng kết kinh tế năm 2020-2021 với GDP đạt 318 tỷ USD. Thu nhập bình quân đầu người đạt 1.543 USD, tăng 13,4 % so với năm 2019-2020. Số người có việc làm tăng lên 52,5 triệu tương đương 33 % dân số.
Phiên họp thứ 6 giữa chính phủ Pakistan và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về việc giải ngân khoản vay giải cứu 6 tỷ USD đã không đạt được sự thỏa thuận. Chính phủ Pakistan đặt mục tiêu thu ngân sách từ thuế trong năm tài chính 2021-2022 là 5,3 nghìn tỷ PKR (35 tỷ USD) nhưng IMF yêu cầu phải đạt 5,8 nghìn tỷ PKR (37 tỷ USD). Chính phủ Pakistan cho rằng tăng thuế sẽ tăng gánh nặng cuộc sống lên vai người nghèo.
Chi tiết Bản tin thị trường Pakistan tháng 6/2021, xem tại đây.
Nguồn:Thương vụ Việt Nam tại Pakistan - moit.gov.vn