Công ty CP Khoa học Công nghệ Tảo Việt Nam (VASTCOM) thành lập năm 2011, đặt trụ sở tại địa bàn xã Quỳnh Lương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Tháng 6/2020, Công ty được Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Nghệ An phê duyệt cho đổi tên từ “Công ty CP Khoa học xanh Hidumi Pharma” thành “Công ty CP Khoa học công nghệ Tảo VN”, đồng thời xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu mới, lấy logo VASTCOM hình con rồng bay dáng xoắn của tảo Sprulina.
Sau 12 năm thành lập đến nay, VASTCOM được biết đến là một trong những công ty hàng đầu ở Việt Nam sản xuất thực phẩm chức năng ứng dụng công nghệ của Nhật Bản. Hiện công ty đang phát triển 3 dòng sản phẩm chính đó là tảo xoắn Spirulina, đông trùng hạ thảo và đậu tương lên men Natokinaza. Sản phẩm đã đến với nhiều người tiêu dùng trong và ngoài nước, thực sự có tác dụng hỗ trợ tăng cường sức khỏe, hỗ trợ điều trị được rất nhiều chứng bệnh.
Ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc VASTCOM đồng thời đang giữ chức Ủy viên ban thường vụ Hiệp hội Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VST cho biết: “ Hiện nay, nhu cầu trên thế giới cũng như ở Việt Nam về sản phẩm chế biến từ tảo Spirulina sử dụng làm thực phẩm chức năng giàu dinh dưỡng, có giá trị ứng dụng trong y học rất lớn, nhưng chưa tới được người dân để họ được tiếp cận và trải nghiệm. Một phần khó khăn tới từ việc sản xuất tảo xoắn Spirulina cần công nghệ phức tạp, chi phí đầu tư lớn. Vấn đề đặt ra, làm thế nào để sản xuất được tảo xoắn Spirulina trong điều kiện nhân tạo theo quy mô công nghiệp nhằm tạo được lượng sản phẩm lớn, giá cả hợp lý, nhưng vẫn đảm bảo được số lượng, chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường. Vì vậy, chúng tôi mong muốn được phát triển mạnh mẽ sản phẩm này, trước mắt giúp người dân, nhất là những người có thu nhập thấp, người mắc bệnh hiểm nghèo có điều kiện tiếp cận, sử dụng các sản phẩm từ tảo Spirulina chất lượng cao, giá thành hợp lý. Xa hơn là thành công đưa sản xuất tảo xoắn Spirulina của Việt Nam tới các thị trường khó tính hơn như châu Âu và Mỹ”.
Sau nhiều năm đam mê gắn bó với sản phầm, tháng 11/2021, VASTCOM đã hợp tác thành công với GS.TS Perter Monfort (CHLB Đức) cùng một số nhà khoa học nghiên cứu công nghệ đã thành công trong việc chiết xuất ra chất Chlorins 6 từ tảo Spirulina ứng dụng điều trị bệnh ung thư, dự kiến sẽ xuất khẩu sang thị trường châu Âu trong thời gian tới.
Theo các chuyên gia, sản phẩm công nghệ chlorin e6 trimethylester, chlorin e6 monomethy có giá trị ứng dụng cao trong y dược và tạo tiền đề cho các nghiên cứu về quang trị liệu bệnh ung thư là kết quả khoa học rất mới, sẽ có giá trị, ý nghĩa khoa học rất cao, mở ra triển vọng ứng dụng tảo Spirulina trong điều trị bệnh ung thư ở Việt Nam.Ngoài ra, sản phẩm Đông trùng hạ thảo mà Công ty sản xuất còn được các chuyên gia đánh giá đạt khoảng 85-90% hàm lượng các hoạt chất so với sản phẩm thu hoạch từ tự nhiên ở vùng Tây Tạng, Tân Cương, Trung Quốc. Đậu tương lên men Natto Kinaza cũng đáp ứng tốt theo tiêu chuẩn và công nghệ khắt khe của Nhật Bản. Cả 3 sản phẩm đều có chất lượng tương đương nhưng có giá cả thấp hơn 10 lần so với sản phẩm nhập ngoại.
Các Sản phẩm được điều chế từ tảo xoắn Spirulina
Đậu tương lên men Natto Kinaza
Đông trùng hạ thảo sấy khô
Những giá trị từ các sản phẩm mà VASTCOM mang lại cho cộng dồng, bên cạnh sự khẳng định uy tín của thương hiệu doanh nghiệp, còn là sự ghi nhận của các tổ chức xã hội. Trong 2 năm liên tiếp (2019, 2020). Công ty vinh dự được Hiệp hội người tiêu dùng Việt Nam tặng danh hiệu sản phẩm vàng vì quyền lợi người tiêu . Ngoài ra, Công ty được tặng nhiều giải thưởng khác như: giải Nhất về sáng tạo khoa học công nghệ giai đoạn 2015-2020.
Bộ Khoa học và Công nghệ có kế hoạch làm việc với các đơn vị thực hiện chuyển đổi số. Ngày 27/3, đoàn công tác của Bộ Khoa học và Công nghệ (Bộ KH&CN) do ông Đào Ngọc Chiến, Giám đốc Văn phòng Trọng điểm cấp Nhà nước, làm Trưởng đoàn, đã làm việc với đại diện Tập đoàn CMC về việc triển khai hai nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia đang thực hiện.
Ngày 1/4, đến thăm và làm việc với Bộ Khoa học và Công nghệ, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng khẳng định khoa học công nghệ là động lực chính để phát triển đất nước. Trách nhiệm đối với Bộ nói riêng và ngành KHCN nói chung rất nặng nề, đòi hỏi quyết tâm cao nhằm đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Ngày 1/4/2025, tại Trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy đã tiếp đón ông Hà Hồng Bình (He Hongping), Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS) cùng đoàn công tác. Cuộc gặp gỡ nhằm thúc đẩy hợp tác KH&CN giữa hai quốc gia, đặc biệt trong các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số.
Ngày 25/3/2025, Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng đã ký ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 của Bộ Khoa học và Công nghệ (Ban Chỉ đạo).
Làm việc với Bộ KH&CN, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đặc biệt nhấn mạnh vai trò của Bộ với sự phát triển kinh tế đất nước. Bộ KH&CN cam kết sẽ chịu trách nhiệm thúc đẩy ít nhất 5% tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Thành phố Hải Phòng đề xuất thí điểm các chính sách ưu đãi về thuế và hỗ trợ tài chính nhằm thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới, khởi nghiệp sáng tạo của địa phương.
Trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 10% mỗi năm, đổi mới sáng tạo đang dần khẳng định vai trò then chốt trong chiến lược phát triển quốc gia. Ngày 24/03/2025, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Nguyễn Mạnh Hùng đã có buổi làm việc với các đơn vị thuộc khối đổi mới sáng tạo, bao gồm Cục Khởi nghiệp và Doanh nghiệp công nghệ, Cục Đổi mới sáng tạo và Quỹ Đổi mới công nghệ Quốc gia (NATIF).
Đó là nhấn mạnh của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Nguyễn Mạnh Hùng tại buổi làm việc với Cục Đổi mới sáng tạo (ĐMST), Cục Khởi nghiệp và Doanh nghiệp công nghệ, Quỹ Đổi mới công nghệ (ĐMCN) quốc gia ngày 24/3/2025, tại Hà Nội.
Mô hình S.T.I.D (Science. Technology. Innovation. Digital): Khoa học, Công nghệ, Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số đã phản ánh xu hướng toàn cầu và là một chiến lược quan trọng của Việt Nam trong việc phát triển một xã hội số hiện đại và bền vững.
Tại diễn đàn đa phương của UNESCO, Việt Nam khẳng định cam kết và vai trò tích cực trong thúc đẩy S.T.I.D (Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số) vì phát triển bền vững.