GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ DOANH NGHIỆP THỜI COVID 19

Ngày 24/10, Trung tâm nghiên cứu phát triển Thương hiệu Việt phối hợp cùng các cơ quan, đơn vị và các DN tổ chức Hội thảo trực tuyến với chủ đề “Diễn biến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời COVID-19”. Hội thảo nhằm chia sẻ, động viên và giúp các DN tìm ra giải pháp mới để phục hồi sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế.

Đại dịch COVID-19 đã khiến cho thế giới phải đối mặt với nhiều thách thức lớn gây ra nhiều mối đe dọa, tràn ngập áp lực trong đời sống, kinh tế - xã hội và nhiều hệ lụy khác.

Hiện nay, trên toàn cầu, các nhà kinh tế phải đối mặt với một thực tế mới, đó không chỉ là một cuộc khủng hoảng về sức khỏe, sinh mạng con người mà còn gây ra một sự suy thoái kinh tế chưa từng có. Nhiều tập đoàn, công ty của các nước trên thế giới bị vỡ nợ, đóng cửa, lao động thất nghiệp… Đặc biệt, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến việc đầu tư nghiên cứu, phát triển của doanh nghiệp trong hội nhập.

Các quốc gia lớn nhất thế giới như Hoa Kỳ có hơn 5.800 doanh nghiệp nhỏ, tương đương 43% ​​phải đóng cửa. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực khách sạn, bán lẻ, dịch vụ cá nhân, giải trí và nghệ thuật bị ảnh hưởng nhiều nhất. Đồng thời khối doanh nghiệp Châu Âu có hơn 5.016 doanh nghiệp vừa và nhỏ đều bị rơi vào thế bế tắc. Riêng Việt Nam, khoảng 90.000 doanh nghiệp gần như giải thể và nhiểu tập đoàn, tổng công ty cũng gặp nhiều khó khăn do đại dịch này gây ra.

Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, Việt Nam nằm trong số các quốc gia dễ bị tổn thương nhất bởi COVID-19 trên cả khía cạnh kinh tế và sức khỏe. Nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nhiều quốc gia trong việc phát triển thị trường xuất khẩu và phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu, công nghệ nhập khẩu từ các nước trên thế giới.

hop-0-1635135886.png
Ảnh hưởng của COVID-19 đã tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian qua.

Trên bối cảnh đó, ngày 24/10/2021 Trung tâm nghiên cứu phát triển Thương hiệu Việt phối hợp cùng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp khoa học và công nghệ (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ), Hiệp hội Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức hội thảo trực tuyến với chủ đề “Diễn biến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời COVID-19”. Hội thảo nhằm chia sẻ, động viên và giúp các doanh nghiệp tìm ra giải pháp mới để phục hồi sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế trong doanh nghiệp.

Bà Phan Thị Mỹ Yến, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam – Chủ tịch Hội đồng Trung tâm nghiên cứu ứng dụng phát triển thương hiệu Việt đánh giá cao hội thảo lần này với rất nhiều chuyên gia kinh tế, nhà đầu tư cùng hàng chục lãnh đạo doanh nghiệp tham dự, thể hiện sự quan tâm rất cao của các chuyên gia, doanh nghiệp vào giai đoạn cả nước đang từng bước phục hồi kinh tế sau ảnh hưởng của dịch COVID-19.

“Hội thảo nhằm chia sẻ, động viên và giúp các doanh nghiệp tìm ra giải pháp mới để phục hồi sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế trong doanh nghiệp. Hội thảo hy vọng sẽ giúp các doanh nghiệp nhận diện rõ hơn những khó khăn, thách thức do đại dịch COVID-19 gây ra. Theo đó, doanh nghiệp sẽ chủ động có những chiến lược “biến nguy thành cơ” sớm ổn định sản xuất kinh doanh vượt lên khó khăn và phát triển bền vững”, Bên cạnh đó, các chuyên gia cho biết cần củng cố nhận thức về bối cảnh “bình thường mới” cũng là điều quan trọng, bởi khả năng dịch COVID-19 còn tồn tại trong một thời gian dài và tiếp tục tác động đến kinh tế - xã hội ngay cả khi tỷ lệ tiêm vaccine trong nước đạt 100% bà Mỹ Yến cho hay.

Phát biểu khai mạc Hội thảo PGS-TS Lê Bộ Lĩnh, nguyên Phó Tổng thư ký Quốc Hội cho biết: Chủ đề của Hội thảo khá rộng và được rất được dư luận và các doanh nghiệp quan tâm. Thông qua Hội thảo, BTC chương trình muốn lắng nghe ý kiến của chính các doanh nghiệp về khó khăn, thách thức do dịch bệnh Covid-19 gây ra.

Mong muốn sớm phục hồi sản xuất kinh doanh trong điều kiện doanh nghiệp và người lao động đều bị khủng hoảng và dịch bệnh vẫn đang tiếp diễn… giống như người có bệnh vừa chống chọi với dịch bệnh vẫn vừa phải sinh kế…Sức khỏe của người lao động sẽ quyết định trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cả trong ngắn hạn và dài hạn. Doanh nghiệp cần có những giải pháp tái cấu trúc lại vực dậy và phục hồi; Trong việc này vai trò khoa học công nghệ có sự hỗ trợ rất quan trọng.

Theo chia sẻ của TS. Lê Đăng Doanh – chuyên gia kinh tế TW. Kinh tế Việt Nam vốn là một nền kinh tế rất mở. Dịch bệnh Covid-19 tốc độ giảm GDP quý 3/2021 là 6,17% đây là tốc độ giảm sâu nhất từ những năm đổi mới (1986) đến nay. Lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất là du lịch khách sạn nhà hàng giảm 9,86%. Duy nhất có nông lâm thủy sản tăng trưởng 1,6% là bệ đỡ rất quan trọng cho nền kinh tế. Các biện pháp phòng chống dịch của các địa phương có những chính sách khác nhau. Nhiều địa phương phong tỏa diện rộng kéo dài chưa thật sự hợp lý, cần phải rút kinh nghiệm vì dịch bệnh còn diễn biến phức tạp.

hop-2-1635135940.png

Tại Hội thảo, PGS-TS Nguyễn Văn Thọ, Giám đốc trung tâm nghiên cứu phát triển thương hiệu Việt cho biết: Trong dịch và sau dịch thì việc “chăm sóc sức khỏe tâm lý doanh nghiệp” rất quan trọng góp phần vào việc ổn định phục hồi sản xuất kinh doanh.

hop-32-1635136098.png

Bệnh Covid-19 dẫn đến lo âu, hoang mang, rối loạn tâm lý, stress làm xấu đi các bệnh mãn tính có từ trước…ảnh hưởng đến tất cả mọi người đặc biệt là người lao động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động; thậm chí ảnh hưởng cả đến nhóm các em nhỏ.

Hầu hết các doanh nghiệp phải đối mặt với các thách thức do sự thay đổi lớn về nhu cầu, đứt gãy chuỗi cung ứng…Theo đó, ông cũng chia sẻ một số biện pháp cấp thiết để ổn định tâm lý doanh nghiệp, tâm lý người lao động để có thể tiếp tục sản xuất kinh doanh gồm 06 phương pháp chính: (1) Cởi mở về tâm lý; (2) Khả năng kiểm soát; (3) Lập các nhóm hỗ trợ (4) Nhấn nút tạm dừng cho riêng mình (5) Thực hành chăm sóc bản thân (6) Dành thời gian để biết ơn.

Hội thảo còn nhận được những chia sẻ rất hữu ích của TS – Đào Quang Thủy, Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ - Bộ Khoa học công nghệ về chính sách phát triển thị trường khoa học công nghệ nhìn từ đại dịch Covid-19.

hop-42-1635136143.png

Phần tọa đàm các doanh nghiệp. Theo bà Nguyễn Thị Thu Sắc – CEO công ty TNHH Hải Nam thì trong đợt dịch vừa qua chính sách của các địa phương rất khác nhau trong điều hành, kéo theo nhiều hệ luy. Làm hải sản có mùa vụ, nếu không triển khai làm kịp thời mùa vụ qua đi thì doanh nghiệp dễ dẫn đến bờ phá sản. Chính phủ và các Bộ ngành, đặc biệt là Bộ Y tế phải có những quyết sách khoa học hơn, phù hợp nữa để giúp các doanh nghiệp có thể vượt khó ổn định sản xuất.

Trong các thách thức cho giai đoạn tiếp theo, cần lưu ý thách thức liên quan đến rủi ro về lạm phát đến từ tác động của các gói kích thích kinh tế ứng phó COVID-19 của nhiều quốc gia; tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng và đình trệ sản xuất, suy thoái toàn cầu vẫn chưa thể khắc phục ngay trong khoảng thời gian ngắn.

Theo: ThS. NB. Phan Thị Mỹ Yến - thv.vn

ĐĂNG KÝ HỘI VIÊN