Nghiên cứu cây bảy lá một hoa (Paris polyphylla var chinensis Smith.) theo hướng hỗ trợ điều trị ung thư vú

Trong 15 năm qua, tại Việt Nam, số phụ nữ mắc bệnh ung thƣ vú đã vƣợt qua ung thƣ cổ tử cung; hiện trở thành loại bệnh thường gặp nhất ở nữ giới và sẽ tiếp tục tăng cao trong những năm tới. Chi phí điều trị các bệnh ung thư thường rất lớn và ít hiệu quả. Tác dụng phụ do thuốc điều trị ung thư mang lại khá nghiêm trọng. Do vậy, nghiên cứu cơ chế gây bệnh và tìm phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn, ít tác dụng phụ đang vẫn luôn là mối quan tâm lớn của các nhà khoa học. Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu và tìm ra các thuốc có nguồn gốc tự nhiên để điều trị và phối hợp điều trị các bệnh ung thư đang thu hút được sự quan tâm lớn của các nhà khoa học. Tuy nhiên, các nghiên cứu về khả năng điều trị ung thư của các cây thuốc Việt Nam còn rất hạn chế so với tiềm năng thực sự của nó. Mặc dù gần đây cũng có một số nghiên cứu tập trung về vấn đề này nhưng thực tế kết quả thu được còn khiêm tốn.

Bảy lá một hoa (Paris polyphylla Sm. var. chinensis (Franch.) Hara - PPC), được dân gian sử dụng trị viêm não nhiễm truyền, viêm mủ da, lao màng não, hen suyễn; còn dùng trị yết hầu, bạch hầu, trẻ em lên sởi có viêm phổi, quai bị, lòi dom. Nghiên cứu dược lý học cho thấy PPC có tác dụng chống ung thư, hạ sốt giảm đau, kháng vi sinh vật, cầm máu… Trong đó tác dụng nổi bật nhất và được quan tâm nhiều nhất là chống ung thư, đặc biệt là ung thư vú. Với mục tiêu phát triển một sản phẩm chăm sóc sức khỏe theo hướng hỗ trợ điều trị ung thư vú trong tương lai từ Bảy lá một hoa trồng ở Lào Cai, nhóm tác giả gồm Cơ quan chủ trì Viện dược liệu cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài PGS.TS. Đỗ Thị Hà để thực hiện đề tài “Nghiên cứu cây Bảy lá một hoa (Paris polyphylla var. chinensis Smith.) theo hướng hỗ trợ điều trị ung thư vú”. Đề tài được thực hiện với các mục tiêu sau: Nghiên cứu phân lập một số hợp chất đặc trưng và thiết lập 2 chất chuẩn Dược Điển Việt Nam từ cây Bảy lá một hoa; Xây dựng quy trình chiết xuất và bào chế 1 kg cao khô định chuẩn; Đánh giá tác dụng chống ung thƣ vú của một số hợp chất tinh khiết phân lập được (in vitro) và của cao khô định chuẩn (in vitro và in vivo) và xác định độc tính cấp của cao khô định chuẩn; Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của dược liệu, cao khô định chuẩn và xác định độ ổn định của cao khô định chuẩn Bảy lá một hoa.

Bảy lá một hoa hay còn gọi là thất diệp nhất chi hoa, tảo hưu, cúa dô (H’Mông) thuộc họ Bảy lá một hoa (Trilliaceae); phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal và Myanma. Ở Việt Nam, cây phân bố ở Mộc Châu (Sơn La), Đồng Văn (Hà Giang) và một số nơi khác.

Nghiên cứu về thành phần hóa học của Paris polyphylla (PP) cho thấy saponin là thành phần chính của loài này, ngoài ra còn có các nhóm chất khác như anthraquinon, flavonoid, sterol, polyacetylen và 1 số hợp chất phenolic.

Tác dụng được quan tâm gần đây nhất và được các nhà khoa học công bố trên các công trình uy tín về cây này và các loài thuộc chi Paris chính là tác dụng chống ung thư và kháng khối u (ung thư vú, gan, phổi, xương, máu, cổ tử cung, thực quản, dạ dày…). Ngoài ra, PP còn có một số tác dụng như chống oxy hóa, kháng nấm, virus, bảo vệ dạ dày, hạ sốt, giảm đau…

Cho đến nay, có khá nhiều nghiên cứu về quy trình chiết xuất và tinh chế cao giàu saponin từ các loài PP. Các công bố này có các tiêu chí kiểm soát chất lượng sản phẩm không giống nhau.

Trên thế giới có rất nhiều các công trình khoa học về cây Bảy lá một hoa trong lĩnh vực thực vật, hóa học và tác dụng sinh học. Ngoài luận án Tiến sỹ của Nguyễn Thị DuyênNghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng sinh học của cây Bảy lá một hoa - Paris polyphylla var. chinensis Franchet thu thập tại Việt Nam” và đề tài cơ sở của Viện Dược liệu “Nghiên cứu phân loại một số loài thuộc chi Paris (Họ Trilliaceae) ở Việt Nam sử dụng đặc điểm hình thái và chỉ thị PCRRELP”, ở Việt Nam các nghiên cứu về loài này còn rất hạn chế, một số về chiết xuất phân lập, tác dụng sinh học, nghiên cứu sinh thái, bảo tồn, đặc biệt chưa có các nghiên cứu về xây dựng quy trình chiết xuất, bào chế cao định chuẩn cũng như các nghiên cứu về phân lập chất đối chiếu và thiết lập chất chuẩn dược điển Việt Nam; các nghiên cứu về dược lý cũng hạn chế. Do đó, đề tài đã tiến hành các nghiên cứu tổng quát về cây Bảy lá một hoa bao gồm thực vật, hóa học và dược lý nhằm cung cấp các dữ liệu khoa học và tiến tới định hướng ứng dụng kết quả nghiên cứu này để phát triển sản phẩm từ loài này.

Các kết quả nghiên cứu của đề tài đã giải quyết một cách tổng thể các vấn đề liên quan đến thực vật, hóa học, dược lý và tiêu chuẩn hóa dược liệu. Trong đó, nghiên cứu chỉ ra cây bảy lá một hoalà một dược liệu tiềm năng hướng đến điều trị ung thư vú đồng thời có thể mở ra các hướng nghiên cứu về bệnh ung thư khác như những gì hiện nay thế giới đặc biệt Trung Quốc đang nghiên cứu thông qua một loạt các chương trình Khoa học cấp quốc gia tài trợ. Đề tài này thực hiện trên dược liệu trồng tại Việt Nam do vậy, kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả đã thông qua thực nghiệm đề xuất được 2 hoạt chất có hàm lượng lớn và ổn định trên các mẫu thu ở Việt Nam để điều chế nguyên liệu thiết lập chuẩn từ thân rễ. Đồng thời, thông qua nghiên cứu tác dụng trên các dòng tế bào ung thư của các cao chiết phần trên mặt đất nhận thấy phần trên mặt đất cũng có hoạt tính tương đối mạnh do vậy nhóm nghiên cứu cũng đã điều chế thêm được một chất chuẩn paris saponin II định hướng sau này có thể dùng để kiểm nghiệm chất lượng phần trên mặt đất của cây bảy lá một hoa. Do thời gian hạn chế, kinh phí cũng được cấp trong một khuôn khổ nhất định trong khi đây là một đối tượng hay, một dược liệu quý và còn nhiều tiềm năng có thể nghiên cứu ứng dụng. Chủ nhiệm đề tài kiến nghị tiếp tục được nghiên cứu sâu về đối tượng này ở cấp độ cao hơn và lớn hơn, giải quyết về các vấn đề còn tồn tại nhƣ nghiên cứu mức độ tích lũy hoạt chất của dược liệu cây bảy lá một hoa, chất lượng dược liệu này ở các đại diện vùng khí hậu thổ nhưỡng, nghiên cứu độ an toàn như độc tính bán trường diễn, độc tính trên sinh sản… Ngoài ra, mở rộng hướng nghiên cứu tác dụng trên dòng ung thư phổi tế bào không nhỏ.

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 16849/2019) tại Cục Thông tin KHCNQG.

Đ.T.V (NASATI)

ĐĂNG KÝ HỘI VIÊN