Thuốc trừ sâu làm giảm khả năng sinh sản ở ong vườn xanh

Hai nhà nghiên cứu tại Trường Đại học California, Davis đã phát hiện ra rằng thuốc trừ sâu imidacloprid thuộc nhóm hóa chất neonicotinoid có thể làm giảm tỷ lệ sinh sản ở ong vườn xanh. Trong bài báo được xuất bản trong Kỷ yếu Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ, nhóm nghiên cứu đã mô thử nghiệm phản ứng của loài thụ phấn có giá trị này đối với sự hiện diện của imidacloprid.

Một con ong xanh trong vườn năm 2019. Nguồn ảnh: Jim Rivers, Trường Đại học Lâm nghiệp OSU, Đại học Oregon State/ Wikimedia Commons CC BY-SA 2.0

Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng imidacloprid, một loại thuốc trừ sâu thuộc nhóm hóa chất neonicotinoid, có hại cho tất cả các loài ong. Nhưng theo ghi nhận của các nhà nghiên cứu về nỗ lực mới này, vẫn còn rất ít nghiên cứu được thực hiện để xác định xem liệu hóa chất có ảnh hưởng thế hệ giống nòi đến loài ong. Trong nỗ lực mới này, nhóm nghiên cứu đã tìm cách khám phá xem liệu thuốc trừ sâu có gây hại không chỉ cho những con ong bị tác động bởi việc sử dụng nó mà còn cả con của chúng hay không.

Để đạt được mục tiêu đó, họ đã bắt giữ một số lượng lớn loài ong vườn xanh, một loài ong tương tự như ong mật nhưng nó có màu khác và thu phấn hoa trên bụng thay vì chân như ong mật. Loài ong này rất quan trọng đối với những người nông dân trồng các loại cây lấy quả, chẳng hạn như hạnh nhân, táo đào và anh đào. Những con ong bị bắt được chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm được cho tiếp xúc với imidacloprid theo những cách khác nhau. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng thuốc trừ sâu cho cây trồng bên trong các khu vực được bao lại theo các hướng dẫn. Một số cây sẽ nhận nhiều liều hơn và một số cây khác chỉ dùng một liều. Một số con ong tiếp xúc với hóa chất khi vẫn còn ấu trùng, một số con khác cho tiếp xúc với hóa chất khi chúng còn nhỏ và một số con khác khi chúng đã trưởng thành. Và những con khác tiếp xúc nhiều hơn một lần trong các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sống của chúng.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng ấu trùng ong tiếp xúc với hóa chất này sinh ít con hơn 20% sau khi chúng trưởng thành. Họ cũng phát hiện ra rằng việc phơi nhiễm nhiều lần sẽ dẫn đến việc sinh ít con hơn. Theo các nhà nghiên cứu, những con được tiếp xúc thuốc trừ sâu khi còn là ấu trùng, và sau đó được tiếp xúc lại khi trưởng thành có ít con hơn 44%, tương ứng ít hơn khoảng 10 con so với 24 con ở nhóm bình thường.

Các phát hiện cho thấy việc sử dụng imidacloprid cho cây nông nghiệp (hiện đang bị cấm sử dụng ở châu Âu chứ không phải ở Mỹ) có thể làm giảm đáng kể số lượng ong do làm nó gây giảm tỷ lệ sinh sản của ong.

P.T.T (NASATI), theo https://phys.org/news/2021-11-pesticide-fertility-blue-orchard-bee.html, 23/11/2021

ĐĂNG KÝ HỘI VIÊN